Rau câu chân vịt được biết đến là một trong những loại thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng. Chúng là loại sợi dẹp có hình thù giống như chân vịt, được hái ở trên rặn san hô. Rau câu chân vịt vừa miệng rất nhiều người bởi sự giòn giòn dai dai, lại thêm phần dẻo. Không chỉ được dùng để chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng, rau câu chân vịt còn được dùng để nấu thành những món chè vô cùng độc đáo. Hôm nay, hãy cùng chúng mình tìm hiểu về công thức làm món chè mới lạ trên nhé!
Mục Lục
Nguyên liệu dùng để nấu chè rau câu chân vịt
- Rau chân vịt khô 100 gr (rong biển chân vịt)
- Gừng 1 củ (đập dập)
- Đường 400 gr
Nơi mua rau câu chân vịt: Rau chân vịt khô (rong biển chân vịt) là một loại rong biển có hình dạng giống chân vịt. Rong biển chân vịt sau khi thu hoạch thường sẽ được phơi khô, trước khi dùng sẽ ngâm nước để nở ra. Sau khi ngâm, rong biển chân vịt sẽ dai, giòn và hơi dẻo nhẹ vậy nên thường được sử dụng trong các món chè. Bạn có thể dễ dàng tìm mua rau chân vịt khô tại ở các sạp đồ khô trong chợ, hay tại các siêu thị và các trang thương mại điện tử. Giá rau chân vịt khô tháng 10/2021 mà chúng mình cập nhật được là ở khoảng 250.000 VNĐ – 300.000 VNĐ/ 1kg.
Các bước nấu món chè rau câu chân vịt
Bước 1: Sơ chế rau chân vịt khô
Cho rau chân vịt khô vào một cái thau hoặc cái tô lớn. Chế nước xâm xấp mặt và ngâm khoảng 15 phút để rau chân vịt được nở nềm.
Sau khi rau chân vịt đã nở mềm thì rửa lại với 2 – 3 lần nước nữa cho sạch hết cát, sạn rồi vớt ra rổ để ráo. Với 100gr rau chân vịt khô chúng ta sẽ có được khoảng 400gr rau chân vịt sau khi ngâm.
Mẹo sơ chế rau chân vịt khô sạch sẽ: Trong lúc ngâm, bạn có thể cho thêm 1/2 quả chanh vào để khử bớt mùi tanh rong và giúp cho rau chân vịt trắng hơn. Khi rong ngâm đã nở ra thì xả nước sạch nhiều lần cho sạch hết cát, sạn và chất nhớt.
Bước 2: Tiến hành nấu chè rau câu chân vịt
Cho rau chân vịt đã ngâm vào nồi cùng với 1.8 lít nước. Bắc nồi lên bếp và nấu sôi ở lửa lớn. Sau khi nước sôi thì cho đường vào. Hạ lửa vừa và tiếp tục nấu thêm khoảng 15 phút nữa để rau chân vịt chín và tan ra. Tiếp đó, thêm gừng đập dập vào nồi và nấu thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
Mách nhỏ: Nếu bạn muốn rau chân vịt mềm và tan hơn thì có thể nấu lâu hơn nhé!
Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức
Múc chè rau câu chân vịt ra chén và thưởng thức thôi nào. Rau chân vịt vẫn còn giữ được độ giòn, dai, sực sực chứ không bị tan hết. Mùi gừng thơm nhẹ giúp món chè càng thêm phần thơm ngon.
Bạn có thể ăn chè nóng hoặc ăn cùng với ít đá đập nhuyễn, ngoài ra bạn có thể cho chè rau câu chân vịt vào tủ lạnh từ 30 – 45 phút cho chè đông lại, sau đó cắt chè ra thành từng miếng và thưởng thức.
Phía trên là cách nấu chè rau câu chân vịt thanh mát mà chuyên mục khéo tay hay làm muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với công thức trên sẽ giúp bạn thực hiện thành công món chè này để cùng thưởng thức với cả nhà nhé!
Bật mí thành phần dinh dưỡng của món rau câu chân vịt
Rau câu chân vịt chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe:
- Prôtêin (Đạm): Hàm lượng prôtêin của rong sụn dao động trong khoảng 5 – 22%.
- Lipid: Hàm lượng lipid trong rong sụn không đáng kể.
- Sắc tố: Trong rong sụn có chứa một số sắc tố như sắc tố vàng (xanfoful), sắc tố xanh lam (phycoxfanyn), sắc tố diệp lục tố (chlorofil).
- Nước: Hàm lượng nước chiếm 77 – 91%, hàm lượng nước giảm theo thời gian sinh trưởng.
- Nguyên tố vi lượng: Cây rong sụn chứa đến trên 20 loại nguyên tố vi lượng hữu ích, nổi bật là sắt, đồng, kẽm, florua, mangan, niken, coban.
- Axit amin: chứa 13 – 20 loại axit amin tự do cần thiết cho cơ thể con người.
- Chất khoáng đa lượng: Natri, can xi (cao gấp 3 lần so với sữa bò), magie, kali, clo, sulphur và phốt pho.
- Chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong rong sụn cao hơn so với các thực phẩm khác, kể cả các thực phẩm có nguồn gốc từ biển.
- Vitamin: A, B1, B2, B6, C, D, E… trong rau cau chân vịt có hàm lượng cao gấp nhiều lần các thực phẩm khác.