Ẩm thực đường phố Việt Nam hầu như rất nổi tiếng ở bên nước ngoài. Và dạo gần đây, ẩm thực đường phố cũng được chú ý và lên cẩm nang Lonely Planet – một cẩm nang du lịch nổi tiếng của thế giới .
Bánh bao, chứ không phải phở hay bún chả, là một cái tên được vinh danh đầu tiên trong danh sách của cẩm nang Lonely Planet. Cẩm nang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet vừa qua thì họ đã liệt kê các món ăn đường phố ngon nhất tại Việt Nam khi mà phát hành cuốn Eat Vietnam. Bạn hãy cùng với chúng tôi theo dõi qua bài viết sau đây để biết thêm thông tin về điều này nhé.
Mục Lục
Bánh bao
Đứng đầu danh sách này là bánh bao. Lonely Planet đã miêu tả về món ăn này: “Là một món bánh hấp nhân mặn. Nhân có thể là thịt lợn băm trộn cùng hành, nấm và các loại rau khác. Loại đắt tiền hơn sẽ có nhân trứng cút, thịt gà. Bạn nhớ đừng quên gỡ miếng giấy lót phía dưới bánh ra khi ăn”.
Bánh bèo
Cái tên thứ hai được nhắc đến là bánh bèo. Miếng bánh có màu trắng được quết một lớp mỡ rồi bày bánh lên đĩa. Tôm chấy được xào trên chảo đến khi có màu vàng ưng ý, được rắc lên trên. Cuối cùng, tóp mỡ được cho lên sau cùng. Tại Việt Nam có nhiều phiên bản bánh bèo, gắn liền với các địa danh như Huế, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Hải Phòng.
Từ một món ăn giản dị của người Chăm, bánh căn ngày nay không còn là món của riêng Phan Rang (Ninh Thuận) nữa mà đã trở thành đặc sản hút khách, và nhiều du khách nước ngoài cũng khá “ghiền” món ăn này. Chiếc bánh căn trắng tinh, nóng hổi, nhân là trứng, thịt và tôm… tùy theo ý thích của người thưởng thức, bánh được lấy khi vừa chín tới là được thả ngay vào tô hành lá xắt nhuyễn.
Bánh tráng trộn
Xuất xứ từ Tây Ninh, bánh tráng trộn là món ăn vặt ưa chuộng của học sinh, sinh viên địa phương và dần phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Một suất bánh tráng trộn đầy đủ gồm bánh tráng cắt sợi, xoài, đậu phộng, rau răm, bò khô, mực khô, trứng cút, tép khô, muối tôm… cùng một số thành phần khác tùy theo người bán.
Bò bía
Bò bía cũng là từ mượn của tiếng Hoa vùng Phúc Kiến để gọi tên món ăn chứ không phải vì cuốn bánh có chứa thịt bò bên trong. Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc hay ăn bò bía ngọt, gồm bánh tráng mềm dai làm từ bột mì, dừa nạo sợi béo bùi, thanh kẹo mạch nha giòn tan cùng hạt mè đen. Trong khi đó, thực khách Sài Gòn và các tỉnh thành phía Nam thường quen với bò bía mặn (ảnh), với nhân thường có lạp xưởng, trứng tráng, cà rốt, rau xà lách, củ sắn, tôm khô, rau thơm.
Bánh bột chiên
Bánh bột chiên hấp dẫn thực khách bởi vỏ ngoài giòn nóng, ruột mềm mịn, béo ngậy. Bột bánh là thứ quyết định độ ngon của món ăn. Bột sau khi chiên phải mềm mà không nhão, để lâu không bị cứng. Ngoài hai nguyên liệu chính là bột và trứng, món ăn dọn ra còn có hành lá, tóp mỡ.
Há cảo
Món ăn tiếp theo được nhắc đến là há cảo, cùng lời giới thiệu: “Món ăn hấp dẫn này có nhân tôm, thịt lợn hoặc lá hẹ. Một số nơi hấp, một số nơi sẽ chiên giòn, ăn kèm nước chấm chua ngọt, tương ớt và rau sống, dưa góp.
Nộm đu đủ
Nộm đu đủ là một trong những món ăn đường phố được giới trẻ yêu thích. Món ăn gồm đu đủ xanh bào sợi, ăn kèm rau thơm, lạc rang và nước sốt chua ngọt. Mọi người thường ăn kèm với thịt chim quay, bò khô, thịt quay.
Xôi
Xôi là món ăn tiếp theo được nhắc đến. Người Hà Nội thường ăn xôi xéo với ruốc hay chả, xôi trắng với thịt kho, lạp xưởng… Người Sài Gòn chọn ăn kèm xá xíu, gà quay, trứng cút…
Buổi sáng những ngày bình thường, lái xe vòng quanh các con phố Hà Nội. Người ta thấy không thiếu những gánh và quán xôi vỉa hè. Lại gần ngồi trên những chiếc ghế nhựa thấp, thực khách có thể ngửi thấy mùi xôi nếp thoang thoảng. Cùng theo làn khói nghi ngút tỏa ra từ các chõ, hay thúng. Và được phủ một một lớp vải mỏng để giữ nóng.
Phở
Phở là lựa chọn không thể hiển nhiên hơn khi nói về đặc sản đất Việt. Sợi phở mềm dai – thường được làm từ bột gạo – ăn cùng nước hầm xương mặn mà, thịt bò, thịt gà, rau mùi và tương đậu. Sự kết hợp nghe qua có vẻ giản đơn này hoá ra lại tạo nên “sự bùng nổ vị giác” thực thụ – giúp phở trở thành “món ăn quốc dân” được ưa chuộng tại nhiều trung tâm du lịch nổi tiếng; đơn cử như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu. Phở Việt Nam còn được biến tấu thành nhiều phiên bản khô như phở chiên giòn, phở xào, phở cuốn… cực kỳ hấp dẫn.
Bánh Mì
Lấy cảm hứng từ món bánh mì baguette của người Pháp. Nhưng bánh mì Việt Nam lại nhanh chóng ghi dấu ấn trên bản đồ ẩm thực quốc tế bằng sắc màu riêng biệt. Bánh mì Việt Nam có phần vỏ giòn thơm, ruột bánh mềm dai. Nó thường được ăn kèm với rau mùi, hành, chả lụa, pa-tê, trứng, thịt heo, thịt gà… Nhân bánh mì được kết hợp tương đối ngẫu hứng. Tuỳ theo khẩu vị người mua và người bán, nên mới có sự ra đời của những cái tên “huyền thoại” như bánh mì dân tổ, bánh mí chấm sữa; hay bánh mì chấm đường, bánh mì kẹp kem…