Sữa chua là một dạng sữa được lên men, có thể dùng bất kỳ loại sữa nào để làm sữa chua nhưng sữa bò là sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất. Vi khuẩn chuyển hóa đường lactose có trong sữa thành axit lactic làm cho protein trong sữa đông lại. Một số sản phẩm sữa chua được tiệt trùng, tuy nhiên sữa chua làm tại nhà thì không. Sữa chua chưa tiệt trùng là sữa chua “sống”, giống như bất kỳ sản phẩm sữa nào khác, nó sẽ hỏng sau một khoảng thời gian. Sau đây là những dấu hiệu bạn có thể dễ dàng nhận biết và cách kiểm tra sữa chua không sử dụng được nữa.
Công dụng của sữa chua
Sữa chua thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococus thermophilus). Quá trình chủ yếu xảy ra trong lên men sữa chua là đường Lactoza chuyển thành đường glucoza, sau đó các đường đơn này chuyển thành axit Piruvic, rồi chuyển thành axit lactic.
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là Lysin), Glucid, Lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Cái quý của sữa chua là ngoài giá trị dinh dưỡng còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột. Sữa chua là một món tráng miệng có vị chua nhẹ, ngọt ngào, mát lạnh và thơm ngon. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi bỏ túi các cách nhận biết sữa chua bị hư hỏng để có thể thưởng thức sữa chua an toàn, ngon miệng hơn nhé!

Cách nhận biết sữa chua bị hỏng
Kiểm tra hạn sử dụng của sữa chua
Để biết xem sữa chua có bị hư hay không, cách nhanh và đơn giản nhất là xem ngay hạn sử dụng được in trên bao bì. Bạn nên dùng sữa chua trong khoảng thời gian nhà sản xuất khuyến nghị để giữ trọn hương vị và dinh dưỡng của sản phẩm nhé. Nếu hộp sữa chua đã hết hạn mà có dấu hiệu lạ, bất thường; bạn nên bỏ ngay để tránh gây hại cho sức khoẻ của bản thân.
Đối với các sữa chua vừa qua hạn sử dụng mà không có bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào; bạn cũng có thể dùng nhưng chất lượng và hương vị của sữa chua sẽ không ngon như các sữa chua còn hạn. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được với các sữa chua công nghiệp được đóng hộp, in hạn đầy đủ. Bạn hãy xem thêm các cách dưới đây để nhận biết cho các loại sữa chua nhà làm nha.
Kiểm tra bằng cảm tính
Mở nắp và dùng mắt quan sát các dấu hiệu sau đây để đảm bảo sữa chua còn độ an toàn, thơm ngon nhé:
- Bao bì không kín, hộp bị móp méo, phồng to.
- Sữa chua có màu sắc thay đổi, bất thường, nổi đốm mốc có màu nâu, xanh,… trên bề mặt.
- Sữa chua bị tách lớp, khi trộn lên không có sự đồng nhất mà bị lợn cợn.
Ngửi mùi: Bạn cũng có thể ngửi thử sữa chua. Nếu phát hiện mùi lạ, hôi, không phải mùi đặc trưng vốn có của sữa chua thì sữa chua đã bị hư hỏng.
Dùng thìa kiểm tra: Dùng thìa khuấy thử hũ sữa chua, nếu sữa chua vẫn còn giữ độ đồng nhất, không bị tách lớp hay vón cục mềm như phô mai tức là sữa chua chưa bị hư hỏng.

Vì sao sữa chua bị hỏng?
Do men ủ không đạt
Trong sản xuất sữa chua, men cái hay còn gọi là giống vi khuẩn gốc. Đây là yếu tố quan trọng để tạo ra những sản phẩm thơm ngon, đạt chất lượng. Vì thế, nếu men cái không đủ tốt sẽ sẽ làm cho sữa chua nhanh bị hư, khó hoặc không đông, dễ tách nước.
Khi men cái quá lạnh, men sẽ sinh trưởng chậm, làm sữa chua lâu đông hơn. Nếu men cái quá ấm sẽ làm chết vi khuẩn có sẵn trong men, sữa chua sẽ không đông và bị tách nước. Nếu lượng vi khuẩn trong men cái không đủ nhiều hoặc đã lâu ngày; quá trình lên men sữa chua sẽ không hiệu quả, khó đông hơn.
Khuấy sữa không đều
Trong quá trình làm sữa chua, nếu khuấy không đều tay hoặc quá mạnh tay. Sữa chua chua sẽ không mịn, cuốn thêm nhiều không khi vào trong hỗn hợp. Đến khi đem sữa chua đi ủ, sản phẩm sẽ bị tách nước và dễ bị hư.
Nhiệt độ ủ cao
Nhiệt độ ủ cũng là 1 yếu tố cần kiểm soát để sữa chua đạt chất lượng. Nếu nhiệt độ ủ quá cao, sẽ làm men chết, sữa sẽ không được lên men tạo thành sữa chua. Còn nếu nhiệt độ quá lạnh, men cái bị hạn chế phát triển, sữa chua tách nước, không đông. Nhiệt độ để ủ sữa chua nên nằm trong khoảng 32 – 48 độ C, tối ưu nhất là 45 độ C. Không được ủ nhiệt độ quá cao, từ 55 độ C trở lên.

Dụng cụ làm không vệ sinh sạch
Dụng cụ để làm sữa chua không sạch sẽ dễ dẫn đến lây nhiễm các loại vi khuẩn khác. Các loại này sẽ gây hại cho vi khuẩn lactic (giống vi khuẩn chính để lên men sữa chua). Vậy nên nếu dụng cụ không vệ sinh, khử trùng thì sản phẩm dễ bị tách nước, chảy nhớt và nhanh hỏng.
Cách bảo quản sữa chua đúng cách
Sữa chua nên được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh; nhiệt độ thích hợp là khoảng 0 – 4 độ C. Vì nhiệt độ lạnh sẽ ngăn cho sữa chua bị lên men quá mức. Sữa sẽ ít bị chua thêm và vi khuẩn bên ngoài ít có khả năng xâm nhập vào. Đối với sữa chua công nghiệp, sau khi mua về bạn nên cho ngay vào ngăn mát tủ lạnh; và dùng trong vòng 1 – 2 tuần sau ngày sản xuất. Đối với sữa chua nhà làm; bạn nên cho sữa chua vào các hũ thuỷ tinh và sử dụng trong vòng 2 ngày thôi nhé!
Trên đây là các cách nhận biết sữa chua bị hư hỏng cực kì nhanh và dễ dàng. Mong rằng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Chúc các bạn có nhiều món ăn ngon từ sữa chua nhé.