Nếu bạn đang muốn chuẩn bị một bữa ăn với những món ăn rất hấp dẫn, không gây ngán mà lại đầy đủ chất dinh dưỡng thì dưới đây sẽ là một gợi ý hay ho đấy. Một tô canh cá diếc thanh mát giải nhiệt, món trứng xào bổ dưỡng cùng ngồng tỏi xào váng đậu. Tuy dân dã nhưng lại rất hao cơm. Thậm chí những món này chỉ tốn vài ba chục ngàn để có một bữa ăn ngon lành cành đào như thế nào. Cùng vào bếp ngay chuẩn bị một mâm cơm với những lợi ý này đảm bảo cả nhà bạn sẽ thích thú đấy!
Mục Lục
Ngồng tỏi xào váng đậu khô ngon miệng
Ngồng tỏi rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng đoạn nhỏ. Váng đậu cắt miếng vừa ăn, chần sơ qua nước nóng. Làm nóng chảo dầu, cho một ít ớt và ngồng tỏi vào xào trước trong 2 phút. Tiếp theo thêm váng đậu, nước tương, muối, đường…, đảo đều tay trong 2 phút, nêm vừa miệng rồi tắt bếp.
Trứng xào ớt ngọt lạ miệng
Cho trứng vào bát, thêm một ít muối và hành lá, tiêu, khuấy đều. Cắt ớt ngọt thành miếng nhỏ. Phi thơm hành tỏi, cho ớt vào xào chín trước trong 2 phút. Sau đó đổ trứng vào, đảo đều đến khi chín là xong.
Canh cá diếc giải nhiệt ngày hè
Cá diếc làm sạch nội tạng, sau đó phủ một lớp bột mì lên thân cá, giũ bỏ phần bột thừa. Đun dầu nóng, cho cá vào chiên vàng 2 mặt, sau đó chắt bỏ bớt dầu, thêm gừng thái sợi, nước nóng, đun trong 8 phút, khi nước sôi thì cho gia vị vào, đun đến khi thấy nước cá sền sệt, có màu trắng, nêm nếm lại gia vị rồi cho hành lá, rau mùi vào, tắt bếp.
*Cá diếc là cá gì?
Cá diếc hay còn gọi là tức ngư – thuộc họ cá chép. Nó là một loài cá nước ngọt phổ biến ở Việt Nam. Cá diếc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Sắt, canxi, chất béo, protid, vitamin B1, B6. Theo Đông y, cá diếc vị ngọt, tính bình, không chứa độc tố nên có tác dụng bổ huyết, sát khuẩn, lợi tiểu cũng như trị chứng khó tiêu và phòng chống lạnh bụng.
Ngoài ra, cá diếc còn mang đến một số công dụng có lợi khác như: chữa trị chứng mất ngủ, viêm đại tràng, tăng huyết áp, viêm gan, đái tháo đường, huyết áp cao, yếu sinh lý, v.v… Có thể nói loài cá này vừa có thể làm những món ăn ngon lại vừa là một “phương thuốc” hữu hiệu chữa bách bệnh.
Trứng rán đậu bắp dân dã
Đậu bắp cắt bỏ phần đầu, cho vào nước sôi luộc chín rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Đánh trứng vào bát, thêm một chút muối. Làm nóng chảo, cho trứng vào xào trứng, đánh tơi thành từng miếng, trứng gần chín thì cho đậu bắp vào xào, nêm lại một chút gia vị là xong.
Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp
Đậu bắp chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể. Trong 100g đậu bắp sống chứa 33kcal, 7g carbs, 3g chất xơ và 2g protein. Đậu bắp cũng chứa vitmain A, C, K, B6, magie, folate… Nó còn có một số vi chất như: oxalate, solanine, fructan…
Tác dụng tuyệt vời của đậu bắp
Chữa ho, viêm họng
Nước đậu bắp được xem là vị thuốc bình dân giúp trị đau họng và ho. Tác dụng của đậu bắp với trẻ em chính là việc giảm ho khò khè ở trẻ. Vì nó có tính kháng khuẩn và khử trùng tốt. Bạn có thể sắc đậu bắp khô lấy nước uống thay trà hoặc súc miệng hàng ngày. Đối với trẻ em chỉ dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Trị hen suyễn
Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong đậu bắp sẽ là “trợ thủ” đắc lực giúp bạn cải thiện tình trạng hen suyễn. Thường xuyên ăn và uống nước ép đậu bắp sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do hen suyễn gây ra.
Tốt cho mắt
Sở dĩ đậu bắp có thể cải thiện sức khỏe đôi mắt là do nó có chứa vitamin A và carotene. Trong mỗi 100g đậu bắp chứa tới 52mg vitamin A và 310mg carotene. Nhờ đó nó giúp tăng thị lực cho mắt. Bên cạnh đó, nó cũng giúp phòng ngừa nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.