Đậu bắp là một loại thực phẩm dễ trồng và nhiều giá trị nên được trồng và tiêu thụ ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Loại rau xanh này chứa ít calo, giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, rất có lợi trên nhiều mặt cho sức khỏe của bạn. Đậu bắp (bánh tẻ, ngô xát) từ lâu đã được dùng để chế biến nhiều món ăn thông thường như luộc, nướng, ăn sống. Không chỉ chế biến được những món ăn bổ dưỡng giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất mà đậu bắp còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về tác dụng của đậu bắp qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Đặc điểm của quả đậu bắp
Đậu bắp hay còn được gọi bằng các tên khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,… có nguồn gốc từ Tây Phi. Nhờ vào khả năng chịu nóng bức và khô hạn rất tốt nên chủ yếu đậu bắp được trồng ở các vùng ôn đới hay nhiệt đới, được trồng nhiều nhất là ở miền Nam Hoa Kỳ. Đậu bắp cũng được trồng ở nước ta nhưng chủ yếu vẫn là ở các tỉnh miền Nam có khí hậu nóng bức.
Đậu bắp là loại cây ăn quả, có thể trồng thành cây một năm hoặc nhiều năm. Cây đậu bắp thường cao đến 2,5m với lá dài và rộng lớn từ 10cm đến 20cm. Hoa của cây đậu bắp có 5 cánh với màu trắng hoặc vàng, có các đốm đỏ tại phần gốc hoa. Quả đậu bắp dáng dài chứa nhiều hạt bên trong.
Lợi ích bất ngờ từ việc ăn đậu bắp
Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan lẫn chất xơ không hòa tan. Chất xơ không hòa tan giống như xơ mướp nên có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn; thúc đẩy việc giảm cân và ngăn ngừa được chứng táo bón. Chất xơ hòa tan ngoài tác dụng giúp tạo cảm giác no lâu. Khi được tiêu hóa sẽ gắn với các chất khác như cholesterol và đường. Từ đó làm giảm sự hấp thu những chất này vào máu. Giúp điều hòa đường huyết và có lợi với tim mạch.
Thêm vào đó, chất xơ hòa tan còn làm tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhuận tràng, giảm viêm hay thậm chí là cải thiện cảm xúc.
Đậu bắp rất tốt cho phụ nữ mang thai vì chứa nhiều acid folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín chứa khoảng 36.6 mg acid folic. Đây là dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể đặc biệt là phụ nữ mang thai, vì giúp dự phòng khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, C, magie, kali, canxi,… giúp nuôi dưỡng và trẻ hóa tế bào da, tóc và đôi mắt.
Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, cải thiện sinh lý nam giới.
Món ăn từ đậu bắp có thể chữa bệnh
Sau đây là một số công thức món ăn từ đậu bắp ai cũng nên tham khảo:
Trị đái tháo đường
Nguyên liệu: 2 quả đậu bắp, 1/2 lá sa kê non, 5 cái đọt ổi non, 1 miếng đậu hũ non.
Cách làm: Các nguyên liệu thái vừa ăn. Sau khi nước sôi cho đậu bắp và đậu hũ vào. Khoảng 2 phút sau thêm lá sa kê và đọt ổi. Nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng với cơm.
Hoặc đơn giản hơn, có thể dùng đậu bắp hấp cơm hoặc luộc chấm mắm ăn thường xuyên, xào thịt gà,…
Chữa táo bón
Đậu bắp thái lát cùng rau đay nấu canh cua ăn thường xuyên.
Chữa bệnh gút (thống phong)
Mỗi ngày ăn 200 – 300g đậu bắp luộc.
Ngoài ra, có thể hái cả cây đậu bắp già phơi khô sắc nước uống để chữa đau nhức xương khớp. Dùng khoảng 100 – 150g cả cây tươi sắc nước uống thường xuyên để hỗ trợ điều trị chứng tiểu đục.
Lưu ý khi sử dụng đậu bắp
- Đậu bắp là loại thực vật có thể ăn toàn bộ. Không cần phải gọt vỏ hay bỏ hạt khi chế biến.
- Khi chế biến đậu bắp không nên nấu quá chín kĩ. Tránh để mất các chất nhầy và bảo toàn chất dinh dưỡng có trong chúng.
- Đậu bắp có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như luộc, xào, nướng, chiên,… Hay ép thành nước sử dụng trực tiếp.
- Đậu bắp có tính mát nên những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nên hạn chế dùng. Ngoài ra, khi chế biến nên nấu chín ở nhiệt độ vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.
- Đậu bắp có nhiều công dụng quý. Tuy nhiên khi dùng như một vị thuốc thì rất cần sự kiên trì từ người bệnh. Nhất là không quên đảm bảo chế độ dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác nhau.