Giếng khơi được phát hiện ở tỉnh đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1959 đến khoảng những 2002-2003 và có giá trị lịch sử cao. Với phong trào giếng nước mưa, nếp sống văn minh ăn chín uống sôi. Một bước phát triển rất quan trọng để có thể chống lại các bệnh về mắt, da, tiêu hóa … Ở Sơn Tây hay miền trung có giếng đất sét đỏ, nước trong, ngon và mát. Ở các tỉnh ven biển, cứ đào sâu vài mét trong cát sẽ có nước ngọt. Hiện nay, khi xã hội đã phát triển rất nhiều chúng ta đã không còn nhìn thấy hình ảnh chiếc giếng khơi nữa mà thay vào đó là những tét nước hiện đại.
Mục Lục
Công dụng của những chiếc giếng khơi
Sau năm 1975 bọn tôi đóng quân trong sân bay Nha Trang đều dùng giếng kiểu này. Mỗi đại đội một hai giếng, mỗi bếp ăn một giếng to có máy bơm hút lên tháp nước. Đào sâu xuống cát năm sáu mét là có nước ngọt dùng rồi, pha trà, pha mì tôm ngon lành. Có một vài giếng có mùi dầu tây, lính ta vẫn phải dùng hàng ngày.
Giếng nước ở vùng đồng bằng quê tôi lại khác. Nơi gọi là giếng thơi, nơi thì gọi giếng khơi. Nhiều nhà giữa xóm có giếng này nhưng nước thì không pha chè được vì ngang và chát. Nhà gần ao ruộng cánh đồng thì nước giếng ngọt hơn và nhiều hơn. Hầu hết mỗi nhà có một giếng này để rửa ráy, giặt giũ sinh hoạt.
Cũng dùng nước ao to của xóm cho tắm giặt, rửa rau.. làm cá, thịt nhiều hơn. Tuy nhiên cũng nhiều nhà không có giếng đâu. Vì đất thổ cao hoặc nhà ít người, neo đơn…vv. Có khi ba bốn nhà chung cái giếng thơi như nhà Cụ Bồng, cụ Ngận Ông Cống…, nhà cụ Quân cụ Phai chung giếng ở giữa hai nhà, bên cạnh là cái hầm kèo chữ A tránh máy bay Mỹ….
Cách làm giếng khơi
Để làm giếng, người ta quây cót tròn và cuốn các khoanh giếng. Mỗi khoanh hai hàng gạch đứng và bắt bằng vữa xi măng cát. Để ở sân mươi ngày cho thật cứng xi măng rồi mới hạ xuống giếng, đào giếng phải sâu hơn bốn mét. Mấy người đàn ông lực lưỡng đào theo kiểu hạ cấp trên rộng, dưới hẹp dần bằng đường kính khoanh giếng, khoảng một mét.
Nhà cao đất giữa xóm thì phải chín mười khoanh giếng mới có nước. Phải bịt kín thành giếng, không để có mạch ngang, nếu không nước sẽ không sạch, váng và đục. Hôm đào giếng và hạ giếng cả nhà bận rộn. Kết thúc sẽ có bữa cơm rượu, cá, thịt gà. Rất là vui. Sau đó nhà khá giả làm nền giếng và nhà tắm. Nhà tôi chỉ trồng cây râm bụt ken dày cắt tỉa thành nhà tắm. Mãi lâu sau mới xây được cái nhà tắm con con.
Giếng khơi tắm mùa hè mát lạnh, hồi đó ở quê chưa có điện, đêm hè oi bức, khuya ra dôi vài gầu nước giếng mát mẻ là vào ngủ được ngay. Từ khi có nước giếng khoan, rồi nước nhà máy nước sạch Bến Trại lọc nước sông Luộc về mắc đến từng hộ, các giếng khơi này đều đã bị lấp kín. Lớp bạn tuổi 30 trở xuống quê tôi thì không biết giếng khơi. Giếng khơi một thời hoài niệm. Một kỳ quan thân thiết của mỗi nhà ở làng quê thời chưa xa./.
Ý nghĩa của những chiếc giếng khơi
Ngày nay, chính sách nông thôn mới làm thay đổi bộ mặt của nông thôn Việt Nam, theo đó, những nguồn nước sạch được đưa vào từng ngôi nhà nên nhiều nơi, người dân không còn sử dụng nước giếng khơi. Nhưng không vì thế mà giếng khơi lại bị lãng quên. Rất nhiều giếng khơi vẫn được người dân chú trọng sửa chữa và lưu giữ như lưu giữ một báu vật quý và một phần ký ức của cha ông để lại.
Những giếng khơi hay giếng làng được coi như linh hồn của làng vẫn được người dân hàng năm vẫn dọn dẹp khơi trong nguồn nước và sửa sang gìn giữ. Người dân bản địa cho rằng nước giếng cổ đã trở thành nguồn nước thiêng vô tận được đất trời và các vị thần linh phù hộ nên không khi nào vơi cạn, nguồn nước lai láng mát trong ấy chính là phúc đức của làng, là sinh khí tốt lành.