Uống trà là một nét văn hóa vô cùng đẹp của người Việt. Trà đã đi vào cuộc sống hàng ngày, hầu như gia đình nào cũng có ấm trà, trong nhà luôn có sẵn trà, không gây nghiện nhưng có thể tiếp khách. Văn hóa uống trà đã có từ xa xưa, tương truyền nó xuất hiện ở các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,… Trà du nhập vào nhiều nước Châu Âu thông qua chiến tranh hoặc thương mại. Không ai có thể biết được việc uống trà bắt đầu từ khi nào. Theo truyền thuyết, việc uống trà có thể bắt nguồn từ thời xa xưa.
Mục Lục
Truyền thuyết về việc uống trà
Truyền thuyết kể lại rằng, trong lúc Thần Nông đun nước sôi, một chiếc lá rơi vào nồi nước, Thần Nông sau đó thử uống và thấy vị ngon khác lạ. Từ đó, có tục uống trà. Đó là câu chuyện kể theo lối cổ tích, tuy nhiên cũng thấy được rằng, việc con người biết uống trà là rất tự nhiên, không có một thế lực siêu nhiên nào tác động vào.
Tự nhiên có lá trà rơi vào, và người đun nước đã mạnh dạn uống xem sao. Thế là từ đó, việc pha trà, uống trà được phổ biến. Cách pha trà ở Việt Nam có nhiều kiểu, tuy nhiên thường thông dụng là cho trà vào nước sôi, rửa qua nước đầu, rồi đổ ra, sau đó cho nước sôi vào. Rồi đổ nước sôi tràn khắp ấm pha để làm cho trà chín đều.
Xưa kia, trà thường được dùng trong nhà khá giả, bậc nho quên quan. Có người sử dụng sương đọng trên sen để pha trà, rất tỉ mẩn. Nhưng nay đã phổ biến và không mấy cầu kỳ. Và việc uống trà cũng trở nên ồn ã, không yên tĩnh như trước đây.
Văn hoá trà của người Việt Nam có thể tìm thấy ở các ghi chép của các văn nhân, trong cung đình. Nhưng có vẻ không cứng nhắc như văn hoá trà Đạo của người Nhật. Bây giờ, trà còn được pha chế thêm với chanh thành trà chanh. Trà còn kết hợp nhiều thức khác để phù hợp hơn với giới trẻ. Ở nhiều nơi còn hình thành kiểu trà đá, “ngồi lê chém gió”.
Những điều nên biết về trà
Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh được chè xanh là kho tàng của các hoạt chất sinh học. Điển hình như các polyphenol, các alkaloid; các aminoaxít, vitamin, flavonid, flour, tanin, saponin… Tất cả có 12 nhóm hoạt chất trong cây chè.
Trà có khả năng kích thích lao động và đem lại niềm vui. Trà có lợi ích cho hô hấp và tim mạch, trà có khả năng ức chế, ngằn ngừa sự phát triển tế bào ung thư vì trà có chứa một loại dược tính gọi là ECGC (Epi gallocatechine gallate), loại chất có khả năng chống ung thư (từ ngăn cản tế bào ung thư đến chặng đứng sự di căn của các khối u). ECGC có sức sống chất ôxy hóa mạnh gấp 100 lần so với vitamin C và gấp 25 lần so với vitamin E.
Người thưởng trà sành điệu là người chọn thời điểm uống trà vào lúc mờ sáng (khoảng 4-5 giờ sáng) khi thời khắc âm dương giao hòa, đêm qua – ngày tới), thuởng trà thời khắc giao hòa này sẽ có lợi cho sức khỏe và tâm hồn, hướng người thưởng trà tới những điều tốt đẹp.
Về không gian thưởng trà của người Việt cũng đòi hỏi có một không gian rộng để tận hưởng được hết sự tinh túy của trà. Người sành về trà thường uống trà nguyên chất, tức trà không ướp ương. Việt Nam với nền văn hiến lâu đời. Nên việc uống trà có thể nâng dần lên thành văn hoá uống trà của người Việt Nam.