Mỗi khi nói đến làng Đống, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nghệ thuật truyền thống của Làng Đống và nền văn minh lúa nước sông Hồng ở vùng Tam giác Bắc Bộ. Những trò chơi này được thể hiện trong cuộc sống thường ngày của người nông dân như bắt cá, chăn vịt, đấu vật, hay chọi trâu, đánh đu … Nhưng có lẽ sôi động nhất vẫn là tiết mục “Lân Hý Cầu”. Tiếng trống và tiếng súng phối hợp với động tác của hai con sư tử, có lúc thong thả như nghỉ ngơi, có khi chạy quanh đuổi bóng trông rất sinh động và đẹp mắt, thu hút khán giả, đặc biệt là trẻ em và khách thập phương. …
Múa rối nước truyền thống
Nhờ nhịp điệu của tiếng mõ đều đều cùng với tiếng trống đổ hồi dồn dập. Hoà quyện với nhau thành tiết tấu liên khúc. Kết hợp với những động tác điêu luyện của các nghệ nhân tài tình khéo léo điều khiển quân rối. Làm cho mặt nước của sân khấu tạo sóng cuồn cuộn liên hồi nổi lên khiến tích trò càng thêm sôi động cộng thêm âm thanh trống mõ rộn ràng không ngừng thúc giục…!

Đã nói đến múa rối nước cổ truyền, thì không thể không có “Sân khấu nước”. Bởi vậy mặt nước quyết định sự hấp dẫn của tích trò. Bởi vậy mới hình thành Nhà Thuỷ đình là linh hồn của sân khấu múa rối nước…! Nhờ sự sáng tạo ra nhà thủy đình làm bệ đỡ nuôi dưỡng cho ngành múa rối nước phát triển cả về nghệ thuật biểu diễn cùng với các tích trò không ngừng đổi mời và phát triển.
Càng hấp dẫn người xem hơn, nhất là những đêm lung linh ánh sánh huyền ảo. Nó khác xa thuở sơ khai ban đầu là múa rối trong bể; hay là trong thùng nước khi lưu diễn cơ động, quen gọi múa rối thùng. Những người thợ xây đựng tài hoa của làng, với bàn tay vàng từng đi khắp thiên hạ kiếm cơm, nay tụ hội về chung tay góp công sức cộng với kinh phí của Bộ văn hoá thông tin đầu tư hỗ trợ một phần đã xây dựng nên nhà thuỷ đình khang trang đẹp đẽ mang phong cách kiến trúc dân gian truyền thống.
Giữ gìn nét văn hóa truyền thống
Nhà thủy đình biểu tượng của “Sân khấu nước”, múa rối nước cổ truyền vẫn thường xuyên biểu diễn phục vụ dân làng vào những ngày lễ hội trong năm. Một nét sinh hoạt văn hoá của làng từ bao đời nay còn lưu giữ được ngày càng phát triển…!

Để có được một buổi biểu diễn hoàn chỉnh, nghệ thuật múa rối nước phải tập trung trí tuệ tài ba của nhiều nghệ nhân, có nghệ nhân chuyên sáng tác tích trò, có nghệ nhân chuyên tạc quân rối, nghệ nhân chuyên chế tạo máy điều khiển và nghệ nhân điều khiển quân rối trên sàn diễn ăn khớp nhịp nhàng với lời ca, tiếng nói của nghệ nhân hát xướng. Từng ấy công việc đòi hỏi tài năng đa dạng của các nghệ nhân mà mỗi phường hội số người lại có hạn. Việc kết nạp thêm các thành viên không cho phép tiến hành một cách rộng rãi; bởi vì còn phải giữ bí truyền cho phường hội.
Để điều khiển được con rối, nghệ nhân phải trải qua quá trình tập luyện rất vất vả. Vì rối dây đòi hỏi người biểu diễn phải có tay nghề cao; đôi bàn tay dẻo dai, uyển chuyển mới “thổi hồn” được vào con trò. Đáng chú ý, nét văn hóa đậm bản sắc Kinh Bắc là hát quan họ; cũng đã được sáng tạo để đưa vào các tiết mục biểu diễn. Biểu diễn được rối nước không khó. Nhưng để làm cho con rối có “hồn” thì là việc không dễ. Vì vậy, điều mà các nghệ nhân có tuổi hiện nay vẫn đau đáu là làm sao để bảo tồn được nghề cổ.