Lễ hội Cầu Ngư là một nét đẹp văn hóa của ngư dân ở nhiều vùng biển có truyền thống hơn trăm năm. Tuy nhiên, hình thức tổ chức của mỗi nơi không hoàn toàn giống nhau. Tại Đông Hải (Tp. Phan Rang- Tháp Chàm), cứ ba năm một lần, theo thông lệ thì vào ngày 20 và 23 tháng Năm âm lịch, ngư dân lại tổ chức lễ hội tại Cầu Ngư. Lễ hội Cầu Ngư là một lễ hội truyền thống của người Khánh Hòa. Một vùng đất xinh đẹp gắn liền với biển cả nên hàng năm đều tổ chức lễ hội để tỏ lòng thành kính và biết ơn thần biển đã ban cho người dân nơi đây một mùa đánh bắt trù phú, để mọi người được no ấm, đủ đầy.
Mục Lục
Nguồn gốc của lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Như bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải. Đây là một trong những vị thần biển được người dân vùng Nam Trung Bộ thờ phụng. Ông Nam Hải là cách gọi loài cá voi một cách trang nghiêm,. Người dân coi cá voi là vua biển cả bởi thân hình to lớn nhưng bản tính hiền lành. Loài cá này thường cứu giúp dân chài khi gặp nạn trên biển. Thế nên nếu có cá voi nào chết trôi dạt vào bờ biển thì các làng chài có trách nhiệm phải làm tang lễ long trọng để thể hiện sự biết ơn đồng thời là cầu nguyện Ông Nam Hải sẽ phù hộ cho làng được bình an và no ấm. Dần dần hàng năm hình thành tục lệ tế lễ cho loài cá này. Cho đến ngày nay thì lễ hội mang tên Cầu Ngư.
Về thời điểm bắt đầu tục lệ thờ cá voi; không có một tài liệu nào ghi chép lại chính xác. Rất nhiều truyền thuyết đã được người dân truyền miệng về sự kì diệu của Ông Nam Hải. Tuy nhiên tất cả đều nhằm thể hiện tín ngưỡng của con người Khánh Hòa nói riêng và người Việt Nam nói chung. Họ tin vào những giá trị tốt đẹp, biết uống nước nhớ nguồn; tôn trọng những giá trị mang tính văn hóa truyền thống.
Ý nghĩa của Lễ hội Cầu ngư
Lễ hội Cầu ngư mang ý nghĩa là cầu mong thời tiết thuận lợi. Mong cầu ngư dân đánh bắt được nhiều hải sản để có cuộc sống ấm no. Nó còn là sự bày tỏ lòng tri ân của ngư dân với biểu cả. Và cũng nhân đó mà nhiều ngư dân nhận thức rõ hơn về mối tương quan cực kỳ gắn bó với nguồn lợi hải sản. Để rồi có cách ứng xử thích hợp, hài hoà với việc khai thác.
Là dịp cho những hình thức nghệ thuật có đất diễn
Cũng như nhiều nơi khác, Lễ hội Cầu ngư tại Đông Hải còn là một dịp cho những hình thức nghệ thuật như hát tuồng, hát bả trạo có đất diễn, góp phần bảo tồn nền văn hoá mang bản sắc dân tộc không bị mai mốt. Qua đó giúp cho giới hậu sinh hiểu được những điều hay về thời cha ông cũng như cảm được những nét đẹp mang tính nhân văn của người xưa đã gửi gắm trong các tuồng tích.
Nhưng đáng lưu ý nhất, ngoài các mục tế, hát tuồng, hát bả trạo, đua thuyền…(giống như nhiều địa phương khác mỗi khi tổ chức), Lễ hội Cầu ngư Đông Hải còn mang thêm một nét đặc biệt, chính là phần mua siêu. Phần này hết sức lôi cuốn, với nội dung là biểu diễn bài võ Siêu Đao tuyệt kỷ trong thời gian gần hai giờ. Bài võ Siêu Đao, dân trong vùng quen gọi bằng Siêu Ông, được trình bày bởi bốn võ sĩ mặc võ phục oai phong như bốn mãnh tướng múa bốn cây đại đao, cùng hai mươi bốn võ sinh cầm trường côn (tượng trưng cho đội hùng binh) mặc trang phục cổ. Chưa kể một vị Tổng tràng điều khiển bằng những hồi trống giục giòn giã.
Bài võ Siêu Đao
Bằng những chiêu thức đao pháp vừa uyển chuyển; vừa uy vũ của tinh hoa võ Việt ngày xưa truyền lại, bài võ Siêu Đao đã phô diễn tái hiện tính cách mạnh mẽ và cũng rất trí tuệ của các bậc tiền nhân đi khai phá vùng đất hoang sơ mưu cầu cuộc sống tốt đẹp. Từ đó mang lại hình tượng và tăng khí thế hứng khởi cho người xem. Đặc biệt, với phép sắp xếp cho đoàn tướng binh dịch chuyển theo mô hình Bát Quái.
Bài võ vừa thể hiện tính biến hoá, vừa nói lên ý nghĩa thâm sâu của triết học phương Đông. Điều này đã được một giáo sư nghiên cứu văn hoá dân gian công nhận trong một lần về Đông Hải tìm hiểu di tích văn hoá Lăng Ông sau khi xem hình ảnh và nghe một người mô tả phân tích về nội dung của bài võ này.
Bài võ Siêu Đao đã góp phần lớn làm cho chương trình lễ hội mang tính hấp dẫn. Hàng nghìn người từ các nơi trong và ngoài tỉnh đã không quản ngại xa xôi về tham dự; thưởng thức cũng như tìm hiểu lễ hội một cách hứng thú. Rất nhiều người cho biết rằng họ từng đến với lễ hội này nhiều. Thế nhưng họ không hề thấy nhàm chán lần nào. Ngược lại họ luôn cảm thấy hết sức hào hứng.
Với nét độc đáo, Lễ hội Cầu Ngư- Múa Siêu ở Đông Hải đã góp phần làm phong phú các loại hình du lịch tỉnh nhà trên đường phát triển.