Miền Trung vốn nổi tiếng với nhiều đặc sản nức tiếng, món ăn đường phố ngon độc đáo. Ngoài những món ăn hấp dẫn như bánh xèo, bánh căn, mì Quảng,… thì còn có bánh đập – món bánh bình dân gắn liền với tuổi thơ của biết bao con người vùng đất này. Bánh đập miền Trung là món bánh ít người biết tới. Nó có cách ăn độc đáo lại là thức quà “hớp hồn” du khách mỗi khi thưởng thức. Hãy cùng mtntrip.com khám phá những điều thú vị về món ăn thần thánh ngay trong bài viết dưới đây!
Mục Lục
Độc đáo món ăn đập “mỏi tay”
Bánh đập thông thường gồm 2 thành phần với bên ngoài là bánh tráng nướng giòn. Còn bên trong là bánh ướt mềm mềm. Nhiều người giải thích cái tên độc lạ đó là vì cái bánh tráng nướng thường cong vênh. Cái bánh tráng ướt khó tiếp cận những chỗ trũng. Nên người ăn hay dùng tay “đập đập” để hai cái bánh tráng kết dính với nhau thêm một lần nữa. Khi đó, miếng bánh bẻ ra mới gọn gàng, ăn mới ngon miệng.
Là một món ăn bình dân nhưng cách chế biến lại rất nghệ thuật và kì công. Đòi hỏi người chế biến phải thật sự khéo léo. Để làm được một chiếc bánh đập ngon thì phần bánh ướt phải được làm từ bột gạo thơm. Mới xoay nhuyễn, pha với nước theo tỉ lệ chuẩn để bánh khi chín không bị cứng hoặc nhũn quá. Khi tráng bánh phải khuấy bột cho đều tay thì bánh ướt mới mềm dẻo được.
Bánh ướt sau khi tráng sẽ được trải lên mặt bánh tráng nướng còn nóng. Cho thêm một chút tôm, mỡ hành và thịt băm rồi gấp lại. Sau khi lớp bánh tráng nguội sẽ có độ giòn rụm, ăn vô cùng cuốn hút. Tuy nhiên dựa vào từng đặc trưng của địa phương mà có nơi sẽ làm nhân bánh khác nhau. Ví như nhân thịt lợn băm, hến xào,… hoặc tráng bánh với trứng để bánh có hương vị mới lạ.
Đặc sản miền Trung ăn không cần đũa
Cách thưởng thức bánh thì vô cùng đặc biệt và thú vị khiến nhiều thực khách vô cùng thích thú. Khi ăn bánh thì thực khách phải đập nhẹ vào chiếc bánh làm bánh vỡ ra thành nhiều miếng nhỏ. Trong lớp bánh ướt sẽ dính chút bánh đa. Và cầm ăn trực tiếp không cần dùng đũa.
Khi ăn món này, bạn có thể ăn bánh không với nước chấm hoặc ăn kèm với thịt nướng, thịt luộc hay lòng lợn… Ăn bánh đập không thể thiếu chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển. Gấp đôi miếng bánh, chấm vào chén mắm nêm và thưởng thức. Cái giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau. Cái đậm đà của mắm nêm, miếng thịt nướng chín vàng, thơm phức. Nó đem lại cảm giác ngon miệng rất thích thú.
Khi ăn, bánh đập vừa giòn rào rạo, vừa mềm mướt lại mang vị ngọt mát của tinh bột. Nước chấm mắm nêm mang mùi thơm đậm đà của cá cơm vùng biển. Và vị ngọt giòn của hành hương. Chắc hẳn hương vị đặc trưng, vừa mặn mòi chất biển lại ngọt ngào chất đất của bánh đập sẽ khiến thực khách dù chỉ một lần thưởng thức cũng khó mà quên được món ăn đặc sản miền Trung rất bình dân mà không kém phần hấp dẫn này.
Bánh đập dân dã tình quê nghèo
Mỗi suất bánh thì khá rẻ, chỉ dao động trong khoảng 10.000 – 15.000 đồng. Bánh có thể ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều đều được. Trong lúc đợi thưởng thức những chiếc bánh nóng hổi thơm ngon thì quý khách có thể chiêm ngưỡng quá trình làm bánh đầy khéo léo của người đầu bếp. Quả là một điều vô cùng thú vị.
Đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, trên những gánh hàng rong hay trong các chợ huyện. Bạn sẽ được nếm thử món bánh dân dã nhưng độc đáo và ngon miệng này. Không cần không gian sang trọng, không cần những lời chào mời vồn vã. Nhưng những quán bánh đập vẫn luôn đông khách mỗi ngày. Từ người già đến trẻ nhỏ, từ nam đến nữ dường như đều bị cuốn hút. Bởi hương vị dân dã, đậm đà của món ăn này.
Nếu có dịp đi du lịch đến các tỉnh ven biển miền Trung, ngoài việc tham quan những cảnh đẹp, thưởng thức những món hải sản phong phú ở đây. Bạn đừng quên tìm kiếm và nếm thử một lần món bánh đập dân dã, mộc mạc. Nhưng đậm đà khó quên của người dân nơi đây.