Rượu được coi là thức uống truyền thống của Trung Quốc đã có từ xa xưa. Rượu có từ lâu đời, sánh ngang với lịch sử dựng nước của người Trung Quốc. Không khó để nhận thấy rằng từ xưa đến nay, sức ảnh hưởng rộng rãi của rượu đã âm thầm thâm nhập và đồng hành cùng cuộc sống của người dân Trung Quốc. Có thể nói, rượu được coi là thức uống trang trọng trong văn hóa Trung Hoa. Từ xa xưa, rượu cần đã có mặt trong nhiều sự kiện quan trọng và đời sống hàng ngày của vua chúa và các quan trong triều.
Truyền thống của người Trung Hoa
Rượu được xem là một loại thức uống truyền thống của người dân Trung Hoa. Theo tương truyền, nguồn gốc của rượu xuất phát từ các loại thức uống lên men có cồn của người dân Trung Hoa. Cũng giống như Việt Nam, phần lớn các loại rượu của họ đều được chế biến từ những loại ngũ cốc, mà tiêu biểu nhất là gạo.

Tại Trung Quốc, rượu đã có từ rất lâu đời, khoảng 7000 năm trước đây. Vào thời vua Thần Nông, nhà vua đã truyền sử sách dạy nghề nông và trồng cấy thảo dược. Từ những việc trồng ngũ cốc cho đến việc nấu ngũ cốc thành rượu. Theo một giả thuyết khác, những kỹ thuật nấu rượu và công thức chế biến xuất hiện từ thời nhà Hạ. Lúc bấy giờ vào khoảng năm 2100 TCN đến khoảng năm 1600 TCN. Những vật dùng uống rượu được các nhà khảo cổ khai quật gọi là tửu khí. Tửu khí cho thấy rượu đã xuất hiện từ rất lâu, đặc biệt trong việc cúng tế.
Phân loại rượu
Người ta phân rượu thành hai loại chính là hoàng tửu và mễ tửu. Hoàng tửu được lên men và ủ trực tiếp từ ngũ cốc như gạo hoặc lúa mì và trải qua thời gian dài nấu mới thành phẩm. Thông thường, hoàng tửu chỉ có nồng độ dưới 20 độ. Loại rượu này được xem là rượu nhẹ, chúng được khử trùng và đóng chai đem bán trên thị trường. Hoàng tửu cũng được sử dụng làm nguyên liệu để chưng cất thành mễ tửu ( rượu gạo trắng), thêm vào đó những phụ gia cần thiết. Mễ tửu có nồng độ cao, thông thường sẽ lớn hơn 30 độ và khi uống vào sẽ có cảm giác cay và nóng đốt trong cổ.
Bề dày lịch sử của văn hoá rượu
Rượu ở Trung Quốc có một bề dày lịch sử mà có thể sánh ngang với lịch sử dựng nước của Trung Quốc. Cùng với ngần ấy thời gian, rượu đã dần đi vào trong đời sống và những câu chuyện lịch sử của người dân Trung Hoa..

Nếu các bạn là một fan hâm mộ những bộ phim cổ trang của Trung Quốc. Chắc sẽ nhận ra những tình tiết rất quen thuộc: những nhân vật trong phim kết tình huynh đệ thường gắn liền với hình ảnh những chén rượu trắng được uống chung với giọt máu đào, thể hiện tình huynh đề keo sơn, một lòng. Mà điển nổi tiếng nhất là hình ảnh kết giao giữa Quan Vân Trường, Lưu Bị và Trương Phi trong tác phẩm kinh điển ” Tam quốc diễn nghĩa” của Trung Quốc. Rượu đã là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống; đã đi sâu vào sử sách của người dân Trung Quốc.
Rượu góp phần đa dạng trong thi ca
Nói đến một lĩnh vực khác, thơ ca. Rượu cũng mang lại những tác động lớn cho các thi sĩ của Trung Quốc trong thời kì xa xưa. Từ trong men rượu mà các danh nhân ấy đã cho ra đời những tác phẩm văn học nổi tiếng; vô cùng quí báu cho thế hệ mai sau. Hai nhà thơ nổi tiếng nhất, phải kể đến là Lý Bạch và Đỗ Phủ. Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, rượu cũng không hề mất đi tầm quan trọng của mình.
Người Trung Quốc cũng thường sử dụng rượu trong những ngày đặc biệt. Những buổi tiệc như chúc mừng hỷ sự của những cặp đôi mới cưới hay cúng kiến ông bà. Người Trung Quốc cũng cho rằng, uống rượu đều đặn với liều lượng nhất định sẽ giúp sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, sẽ gây tổn hại đến sức khỏe. Ngoài ra, rượu được sử dụng trong những thuốc chữa bệnh cổ truyền.