Đất nước Nhật Bản được mệnh danh là đất nước mặt trời mọc có nền văn hóa lịch sử lâu đời, từ lâu đã mang đến cho thế giới nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Nhật Bản-nghệ thuật thưởng thức trà đạo. Từ cuối thế kỷ 12, nghệ thuật trà đạo bắt đầu phát triển, nó gắn liền với đời sống của người dân Nhật Bản và văn hóa Nhật Bản. Theo truyền thuyết Nhật Bản, vào khoảng thời gian đó, nhà sư Nhật Bản Eisai (1141-1215) sang Trung Quốc để tầm sư và học đạo. Về đến nhà, anh ta mang theo một ít hạt chè và trồng ở sân chùa. Sau này, chính Eisai đã viết cuốn sách “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký”, để bút ký về những câu chuyện thú vị liên quan đến nghệ thuật uống trà.
Mục Lục
Khám phá văn hóa trà đạo Nhật Bản
Vào thế kỷ 12, có một người cao tăng người Nhật tên là Eisai đã sang Trung Hoa để tham gia khóa học về đạo. Chính ông cũng là người viết ra sách “Khiết trà dưỡng sinh khí”, về các thú uống trà. Trở về nước, vị sư đã mang theo một loại bột trà xanh được gọi là matcha và số hạt trà về trồng trước sân chùa. Nói về matcha, thời đó chỉ được dùng như một vị thuốc. Sau đó trở thành một thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu mới được sử dụng.
Một số quy tắc của buổi tiệc trà đã được bởi giới Samurai – giai cấp thống trị Nhật Bản thời bấy giờ. Nhà sư Sen no Rikyu (1522 -1591), một trong những thương nhân giàu có đã kế thừa, sáng lập; hoàn thiện lễ nghi của một tiệc trà. Cuối thời Edo (1603 – 1868), thưởng trà đạo chỉ là đặc quyền của nam giới. Chỉ khi đến thời Meiji (1868 -1912) thì phụ nữ mới chính thức được tham dự tiệc trà.
Trà là thức uống quen thuộc tại nhiều quốc gia. Tại Nhật Bản, trà không đơn thuần để giải khát mà đã trở thành một loại nghệ thuật trong văn hóa của người dân nước này. Cho đến nay, có nhiều trường cao đẳng, đại học tổ chức đào tạo về trà đạo.
Ý nghĩa thực sự của trà đạo thể hiện qua bốn nguyên tắc Hòa – Kính – Thanh – Tịch. Có nghĩa là, thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên; tri ân cuộc sống; lòng tôn kính với vạn vật khiến tâm hồn trở nên thanh thản, yên tĩnh.
Hướng dẫn các bước pha trà
Chuẩn bị dụng cụ
- Nồi đun nước – Kama : Quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát
- Ấm nước – Tetsubin: Đun nước cho sôi lên để pha trà, thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát
- Bát trà – Chawan: Là thứ đặc trưng và quan trọng nhất của trà đạo. Nó gắn liền với tên tuổi của trà nhân
- Hộp đựng trà – Natsume : Chiếc hủ này được trang trí đẹp mắt nhằm tăng tính thẩm mỹ và tăng giá trị cho trà đựng bên trong
- Chổi đánh trà – Chasen : Được làm bằng tre thường dùng cho cách pha trà bát, hay trà bột
- Gáo múc nước – Shaku: Dùng để múc nước nóng từ kama vào bát hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi
- Futaoki: Dụng cụ kê nắp khi mở nồi đun nước
- Kensui: Dụng cụ để nước bẩn
Tiến hành pha trà
- Nước pha trà: phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C. Đây là nhiệt độ giúp trà có màu đẹp mắt nhất
- Dùng nước trong bình thủy để tráng ấm trà và tách trà rồi lau lại bằng khăn khô
- Cho trà vào ấm, tùy kích thước ấm mà đổ lượng trà tương ứng
- Châm nước: Chỉ cho lượng nước vừa đủ để rót cho khách (vì các loại trà thường có thể pha làm 2-3 lần)
- Rót trà: Rót trà vào khoảng 1/3 chén, sau đó lần lượt rót ngược lại cho đến khi đầy chén
Tiến hành thưởng trà
Cách thức uống trà của người Nhật chủ yếu là thưởng ngoạn phong cảnh, đối ẩm, thưởng thức vị trà. Điều này thể hiện sự hài hòa giữa trà nhân với không gian xung quanh, mang lại cho con người sự yên tĩnh, thư giãn.
Sau khi rót trà xong, chủ nhà sẽ xoay chén trà để mời khách. Người được mời sẽ đưa hai tay để đỡ chén trà và vái chào để bày tỏ lòng tôn kính. Tiếp đến, người ta đặt chén trà vào lòng bàn tay trái; khẽ xoay chén trà 2 lần bằng tay phải làm sao cho thấy được hoa văn đẹp nhất của tách trà. Sau đó, họ uống 3 ngụm trà thật từ tốn. Khi uống phải chép miệng kèm theo tiếng “khà”. Để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân.
Để tăng hương vị cho chén trà, người Nhật thường dùng kèm theo loại bánh ngọt tên Wagashi. Bánh này có vị ngọt nhẹ nhàng, hòa quyện cùng vị trà sẽ tạo nên một cảm giác thanh mát, tao nhã, lâng lâng khó tả. Chú ý, bạn nên ăn hết bánh sau đó uống một ngụm trà chứ không nên vừa ăn vừa uống.