Trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, thì Tết Đoan Ngọ là ngày lễ tết truyền thống được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch ở nhiều vùng miền. “Đoan” có nghĩa là chính còn “ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ hay còn được biết đến là “Tết diệt sâu bọ”. Nói một cách đơn giản, đây là ngày bắt côn trùng và diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng. Ngoài quan niệm về Lễ hội thuyền rồng nói trên, còn có một truyền thuyết cho rằng Tết Đoan ngọ cũng có liên quan đến truyền thuyết về mẹ Âu Cơ.
Truyền thuyết về Âu Cơ
Tết Đoan Ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á trong đó có Việt Nam. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian chính trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Trong ca dao Việt còn ghi: “Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương/ Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.

Truyền thuyết, Âu Cơ là một nàng tiên xinh đẹp sống ở trên những ngọn núi cao. Bà kết hôn với Lạc Long quân là giống rồng, sinh ra 100 người con đã biến dân Việt thành con Rồng cháu Tiên. Vì hai người về chủng tộc và môi trường rất khác nhau nên không thể chung sống với nhau trọn đời được.
Họ bèn chia nhau mỗi người 50 đứa con, 50 theo mẹ, 50 theo bố. 50 người con theo mẹ đi đến ở Phong Châu, người anh cả trở thành vua Hùng Vương của nước Văn Lang. Vì Bà là dòng Tiên nên không mất (chết), nhân dân chọn ngày 5/5 (ngày sinh trăm trứng) là ngày để làm lễ kỵ trùng ngày Tết Đoan Ngọ. Ngày giỗ của Quốc mẫu Âu Cơ xuất phát từ truyền thống uống nước nhớ nguồn.
Nét đẹp trong văn hóa Việt
Trong ngày này, chúng ta hãy cùng nhau nhớ lại công ơn của những bậc tiền nhân tạo dựng cho ta cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Được biết trong cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngày này các ông đồng bà cốt làm lễ tế mẹ Âu cơ; là ngày “Lễ Thày” ngày đệ tử lễ tạ ơn Thày Mẹ đồng (đẻ đồng) đã sinh thành, dạy dỗ nên mình.

Riêng dân tộc ta bao đời nay cũng có lễ cúng ngày mùng 5 tháng 5. Nhưng không phải như những câu chuyện trong sử sách người Trung Hoa. Mà đây là sự tích về bà Mẫu Thoải và ngày Tết mùng 5 tháng 5 (âm lịch) hàng năm. Đây là ngày gắn liền với nhân vật có công với nghề tơ tằm của nước ta.
Nay khoa học tiến bộ, các ngành khảo cổ nghiên cứu. Các ngành chức năng sưu tầm và mở rộng thông tin giúp chúng ta nhận biết về cội nguồn sự tích mà bấy lâu để quên trong tủ kính và khóa lại một cách tôn nghiêm cẩn mật. Nay trình độ hiểu biết được nâng cao, nên mọi sự tích truyền thuyết cũng cần phải làm sáng rõ.
Chúng ta không được phép mơ hồ quên cội nguồn trong việc thờ cúng Tổ tiên; cũng như người có công với dân với nước. Thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian trong đời sống văn hóa người Việt. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời tiền sử; khi người Việt thờ các vị thần tự nhiên với hình ảnh nữ thần Mẹ.