Sáng nay tôi đọc được bài viết về tục ăn cỗ lấy phần và tôi rất vui vì nó phản ánh được những phong tục tập quán ở nông thôn vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đi ăn cỗ mà lấy đô về không phải phong tục phổ biến, nhưng nó vẫn diễn ra ở các làng quê. Tôi không ủng hộ cũng không phản đối phong tục này.
Mỗi lần đi ăn tối về, chúng tôi lại ngồi với nhau để khỏi ngượng ngùng. Có lần, một cô dâu ở Hà Nội về quê than thở: Mình gắp đồ cho các cụ mà các cụ toàn để đồ ra bên cạnh, mình có làm gì sai không… chúng tôi đã cười. Những món ăn này được các cụ mang về cho con cháu ở nhà. Khi chưa phổ biến túi ni lông, lá chuối được mọi người sử dụng để gói mang về.
Mục Lục
Câu chuyện ăn cỗ lấy phần
Tuy không để túi ni lông nhưng nhà bếp luôn trữ sẵn túi, ai cần xin có ngay. Mặc dù chúng tôi là* Hà Nội về* nhưng cũng rất biết tục lệ làng. Trong họ hàng ( thường ở quê họ bao gồm nghĩa rộng lắm) nhà nào có người già, người ốm ,chúng tôi nhắc nhà bếp để sẵn những phần quà như đĩa xôi, khoanh giò,cái đùi gà…. để chút nữa người ta ăn cỗ xong đưa cho họ về biếu cụ. Nhịn miệng đãi khách là có thật nếu dự trù không chuẩn. Xong xuôi công việc chúng tôi rất vui vì trong ngõ ngoài làng cỗ bàn không bị chê trách.
Những lần tôi về ăn cỗ ở Khoái Châu dù là cỗ đám cưới hay đám hiếu tôi đều thấy có, tuy nhiên chỉ là cánh phụ nữ, người già lấy phần thôi. Chị bạn chạy ra tận xe dúi bằng được túi quà bảo nhờ mang về biếu cụ( chả là tôi còn cụ bố chồng đã ngót 90 tuổi). Cảm cái lòng của nhau, không cầm không được!
Đấy là chuyện ở quê. Ăn cỗ lấy phần vẫn còn tục này ở Hà Nội. Tôi đi ăn cỗ trên Bồng Bá, một vùng ven Hà Nội, mạn tít trên Cầu Thăng Long cũng còn có tục lệ này nhé. Nói đâu xa, phường tôi ở đây, một làng cổ ngay gần cạnh Hồ Tây. Ăn cỗ lấy phần không phải khách tự lấy đâu, gia chủ tự tay đưa đấy.
Thay đổi phù hợp với hiện tại
Cỗ hỷ hay hiếu cũng vậy. Quà là một túi ni lông nho nhỏ trong có bánh như bánh cốm; bánh xu xê hay bánh quy gói, hoặc cái oản xôi và vài ba loại quả khác nhau. Khách phụ nữ thì cầm vì ai cũng hiểu tục lệ của làng rồi. Khách đàn ông đa phần là ngại cầm vì kíc rích. Có lần tôi đưa , ông anh họ bảo: Anh không lấy đâu, anh còn đi vài nơi. Đành phải nhờ bà hàng xóm cầm về giúp. Nhà anh có mấy đứa cháu nội lít nhít. Cũng giống như nhà tôi vậy, hồi bọn trẻ còn nhỏ, ông bà nội đi ăn cỗ về , chúng hóng quà .
Đúng là ăn cỗ lấy phần là tục lệ lâu đời còn tồn tại ở một số làng quê miền Bắc. Làng tôi vẫn còn nhưng đã biến tướng sang một hình thức khác để mọi người ăn uống được thoải mái hơn. Tôi đã nói ngay từ đầu bài, tôi không ủng hộ và cũng không chê trách. Đây là tục lệ , tồn tại hay không thời gian là người phán xét.
Nét đẹp của người Việt
“Ăn cỗ lấy phần” cũng là nét đẹp “nhường cơm sẻ áo” của người Việt. Có miếng ngon thì cùng sẻ chia, có hoạn nạn thì cùng gánh vác. Khi nhà có khách, chủ nhà thường gọi tất cả con cháu về cùng ăn cỗ; chứ nhất định không ăn một mình. Nhà có miếng ngon, món lạ dù ít dù nhiều, con cái về đông đủ thì mới ăn.
Trong xóm, trong làng nhà nào có đám, có việc, hàng xóm sang giúp đỡ rất đông. Phong tục này thường gắn bó với các vùng quê, được người địa phương vui vẻ chấp nhận. Mặc dù hiện tại, có khá nhiều người thành thị cho rằng “ăn cỗ lấy phần” là một thứ phong tục lạc hậu, và một số người có thói quen để lại đồ ăn, để lại mâm cỗ ăn dở để chứng tỏ rằng mình không phải là “kẻ đói kém”.
Nhưng xét cho cùng, tâm lý giữ thể diện đó đã khiến người ta lãng quên thói quen trân trọng thành quả của chính mình. Khi người ta có thể lãng phí một bữa cơm, người ta hoàn toàn có thể lãng phí tiền bạc của công ty, và cũng càng có thể lãng phí tài sản của đất nước. Khi người ta không biết quý trọng thức ăn, người ta cũng rất có thể sẽ không quý trọng người khác, và cũng càng có thể không quý trọng môi trường.