Phủ Quảng Cung hay còn gọi là Phủ Nấp thuộc thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tương truyền, Phủ Quảng Cung được xây dựng vào năm thứ tư niên hiệu Hồng Đức (1473) và được xây dựng trên nền móng của nhà sinh ra Thánh Mẫu ngay sau khi bà mất. Bên cạnh đó, Phủ đã được nhiều lần tu sửa, năm Duy Tân thứ năm (1911) được tôn tạo to đẹp và trang nghiêm. Ngoài ra, lễ hội Phủ Quảng Cung được tổ chức từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 10 tháng 3 hàng năm âm lịch cũng thu hút đông đảo du khách đến tham gia.
Mục Lục
Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Phủ Quảng Cung là một quần thể di tích đã được Bộ Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch xếp hạng là “Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 11/4/2013. Quần thể di tích này bao gồm: Phủ chính là nơi thờ thánh mẫu Liễu Hạnh tại thôn Tiến Thắng; quần thể di tích đền Đáy ở thôn Nam Lễ của xã Yên Đồng.
Tương truyền, Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất vào đêm ngày 06/03/1434 thời Lê Thái Tông, hóa thân vào đêm mồng 2/3/1473 thời Hồng Đức thứ tư tại ấp Quảng Nạp, thuộc huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, Nam Định. Bà giáng sinh lần thứ hai vào năm 1557. Sau đó hhóa vào ngày 3/3/1577 tại thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản(Vũ Bản ngày nay).
Nét độc đáo của lễ hội Phủ Quảng Cung
Quảng Cung xưa hàng năm giỗ Mẫu vào ngày 2/3 âm lịch. Theo truyền thuyết, từ năm 1740 vâng lệnh triều đình, quan phủ Nghĩa Hưng đều phải làm chủ tế. Sau tế lễ là lễ hội, rước kiệu Mẫu về đền thờ tổ họ Phạm ở La Ngạn, rồi rước lên chùa Kim Thoa và chùa Phúc Lâm, sau mới quay về Phủ Quảng Cung. Hôm sau rước Mẫu về Vỉ Nhuế, nơi thờ tổ họ Đoàn bên ngoại Tiên chúa.
Lễ hội Phủ Quảng Cung được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 6 tháng 3 âm lịch. Đặc biệt, ngày mùng 3 có lễ rước kinh lấy nước, đêm mùng 4 có lễ tế nến. Đây là nét độc đáo của lễ hội Phủ Quảng Cung vừa mang tính lễ nghi truyền thống, vừa mang tính nghệ thuật hấp dẫn trong sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Thời gian diễn ra lễ hội Phủ Quảng Cung
Lễ hội Phủ Quảng Cung diễn ra vào thời gian nông nhàn của bà con nông dân. Vì vậy các hoạt động diễn ra trong không khí phấn khởi, vui tươi. Mở đầu lễ hội là lễ rước Mẫu từ phủ Quảng Cung lên đến phủ Đồi cách đó khoảng 4km. Dẫn đầu đội múa rồng và các kiệu: Kiệu Mẫu Đệ Nhất được phủ khăn màu đỏ; Mẫu đệ Nhị màu xanh, Mẫu Đệ Tam màu trắng, các phu kiệu mặc trang phục theo màu của kiệu.
Sau đoàn người rước kiệu Mẫu sẽ đến phần rước nước. Lễ rước nước thể hiện sự tôn kính của nhân dân địa phương đối với Thánh Mẫu. Trước kia, lễ rước nước thường được tổ chức trên sông Sắt nằm ở phía Bắc của xã Yên Đồng gần Phủ Đồi. Nhưng về sau, lễ rước nước lại được tổ chức ở Sông Đáy.
Lễ rước nước
Công tác chuẩn bị cho lễ rước nước được tiến hành từ ngày hôm trước. Địa điểm diễn ra lễ rước nước là bến đò Vọng của Sông Đáy. Đoàn người tham gia lễ rước rất đông và náo nhiệt. Dẫn đầu đoàn rước là đội múa rồng, mùa kỳ lần sư tử. Sau đó, là đoàn người cần cờ quạt, phường bát âm, bát bửu, đội múa sênh tiền, tàn lọng… Tại bến đồ Vọng đã chuẩn bị 5 thuyền và 1 kiệu hoa dùng để trang trí. Dụng cụ để lấy nước là 1 chóe đựng nược và 2 muôi đồng. Lễ rước nước cũng diễn ra một cách trang nghiêm nhưng cũng vô cùng náo nhiệt.
Để lễ rước nước diễn ra thuận lợi và trang nghiêm, công tác chuẩn bị được tiến hành ngay từ hôm trước. Địa điểm lễ rước nước diễn ra là bến đò Vọng của sông Đáy, được trang trí cờ hội, vệ sinh sạch sẽ. Đoàn người tham gia lễ rước nước náo nhiệt trong cờ rong trống thúc, kiệu trên vai thật náo nhiệt và hoành tráng.