Triển lãm “Di sản văn hóa, cảnh quan và thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam” sẽ được tổ chức tại Ninh Bình từ ngày 17 đến 24/12. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2021- Hoa Lư, Ninh Bình. Do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức. Vì vậy, triển lãm giúp giới thiệu, quảng bá và phát huy giá trị văn hóa, các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch của địa phương, tạo đà, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Mục Lục
Những sản phẩm trưng bày tại buổi triển lãm
Triển lãm đã giới thiệu các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống. Động viên, khích lệ tinh thần lao động sáng tạo của các nghệ nhân; quảng bá tiềm năng du lịch làng nghề. Mở rộng mối quan hệ giữa các làng nghề, người sản xuất và du khách.
Triển lãm sẽ được trưng bày trực quan tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình. Đồng thời xây dựng không gian thực tế ảo VR 360 độ để thực hiện triển lãm online tại website của Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình và các đơn vị tham gia.
Triển lãm gồm nhiều nội dung trưng bày đa dạng, hấp dẫn. Trong đó, phần triển lãm chung gồm 2 chuyên đề. Đầu tiên là các di sản được UNESCO vinh danh (di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới, di sản hỗn hợp văn hóa và thiên thiên, di sản văn hóa phi vật thể, khu dự trữ sinh quyển, di sản tư liệu, công viên địa chất toàn cầu), di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
Tiếp đó là phần trưng bày tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của nhiều nghệ nhân, thợ giỏi từ các làng nghề: Gốm Phù Điêu (Hải Phòng), chạm bạc Định Công, đúc đồng Ngũ Xã, lụa Vạn Phúc (Hà Nội), hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên – Huế). Bên cạnh đó là khu kể chuyện bằng nghệ thuật điêu khắc ánh sáng chủ đề “Hoa Lưu- nét cổ kính còn mãi với thời gian”.
Triển lãm ảnh nghệ thuật về du lịch
Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Du lịch qua các lễ hội truyền thống Việt Nam” với hơn 80 hình ảnh chọn lọc chính là một tour du lịch lễ hội đặc sắc qua ảnh mà các nhiếp ảnh gia yêu di sản đã ghi lại. Du lịch qua lễ hội là dịp để người dân, du khách nhớ về cội nguồn văn hóa dân tộc. Thể hiện khát vọng giữ gìn nét đẹp truyền thống của các vùng miền trên cả nước. Tiếp theo là khu vực trưng bày “Sắc màu di sản văn hóa; danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống” do các tỉnh, thành phố thực hiện.
Khu trưng bày triển lãm, bán sản phẩm thủ công truyền thống của Hà Nội như gốm Bát Tràng, gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, mỹ nghệ sừng Thụy Ứng, mây tre đan Phú Vinh, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái, dệt lụa Vạn Phúc. Hải Phòng trưng bày nghệ thuật gốm Phù Điêu. Thái Bình có nghề chạm bạc Đồng Xâm. Ninh Bình có đá mỹ nghệ Ninh Vân, cói Kim Sơn, thêu ren Văn Lâm, gốm Gia Thủy…
Không chỉ vậy, ở phần này còn có các nghệ nhân trực tiếp thể hiện tay nghề. Trong đó nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh làng nghề Phú Vinh trình diễn kỹ thuật đan tre. Trong khuôn khổ triển lãm “Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống” cũng sẽ diễn ra các hoạt động giao lưu giữa các địa phương trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, quảng bá du lịch…
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Hệ thống pháp luật qua các thời kỳ đều đề cập đến yêu cầu bảo vệ; giữ gìn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử, di sản văn hóa, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh đất nước.. Di sản văn hóa luôn là nguồn tài nguyên quý báu. Góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước, qua nhiều thời kỳ lịch sử. Cùng với đó là lớp lớp di sản của các nền văn hóa được hình thành, phát triển.
Di sản là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước. Là kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từ đời này qua đời khác đã dày công tạo dựng. Vì vậy, việc bảo tồn các di sản, di tích là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết trong công cuộc kiến thiết nước nhà. Thực tế trên đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả hơn nữa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách. Còn nhân dân đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ; gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản.